Chúng ta ngày nay thường
nói nhiều đến kỹ năng làm việc nhóm, đến sự tương tác lẫn nhau giữa các
thành viên trong cùng một tổ, phòng hay đơn giản chỉ trong một nhóm sinh
viên với nhau. Nếu không có kỹ năng làm việc nhóm chúng ta sẽ rất khó
khăn để hòa nhập vào cuộc sống chung với mọi người. Nhưng nếu không biết
cách làm việc độc lập, một mình xử lý công việc của mình thì bạn cũng
sẽ rất khó để thành công trong sự nghiệp.
Cũng
giống như sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm, làm việc độc lập
là một kỹ năng mà rất nhiều nhà tuyển dụng đề cập đến khi tìm hiểu về
một nhân viên nào đó. Vấn đề không phải ở chỗ họ có thể giải quyết nhiều
công việc cùng một lúc, vừa là công việc của nhóm vừa công việc của bản
thân hay không. Quan trọng là họ có biết cách vừa làm việc hòa đồng,
vừa làm việc độc lập được hay không? Bởi vì có lúc cần đến sự tương tác
nhưng có lúc lại cần sự độc lập trong công việc.
Không phải lúc nào chúng ta cũng làm việc cùng nhau có lúc chúng ta phải
giải quyết vấn đề của mình mà không nhận được sự trợ giúp nào từ những
đồng nghiệp vì họ cũng phải làm việc của mình. Nếu bạn chỉ biết tương
tác và hỗ trợ lẫn nhau mà thiếu hụt kỹ năng làm việc độc lập bạn cũng sẽ
không được cấp trên đánh giá cao đâu. Cũng như trong học tập, đâu có
phải môn học nào giáo viên cũng cho phép chúng ta chọn nhóm để làm việc
mà từng người tự mình xử lý đề tài và trình bày nó. Điều này đòi hỏi
chúng ta phải có kinh nghiệm làm việc một mình. Tuy đơn chiến nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng.
Có nhiều người thích làm việc một mình, nhưng cũng có những người chỉ
thích làm việc theo nhóm. Tuy nhiên cần có sự kết hợp của cả hai kỹ năng
này để bạn có thể xử lý tốt công việc của mình. Dù làm việc nhóm chúng
ta vẫn có những lúc cần đến sự độc lập để hoàn thiện công việc của mình.
Thế nên đừng vì quá đề cao kỹ năng làm việc nhóm mà quên mất kỹ năng làm
việc độc lập bạn nhé! Phải rèn luyện cả hai để học hỏi được nhiều kinh
nghiệm làm việc hiệu quả hơn.
“Rèn” kỹ năng làm việc
Sau khi vượt qua giai đoạn thử việc, bạn trẻ không nên chủ quan mà còn phải tiếp tục phấn đấu để thực sự làm chủ công việc.
Nhất nghệ tinh
Theo một chuyên gia về nhân sự thì kinh nghiệm và chuyên môn mà người
lao động trẻ thực sự giặt hái được từ khoảng thời gian làm việc ngắn
ngủi là không đáng kể. Lý do: trung bình, một nhân viên phải mất ít nhất
một năm mới có thể thực sự thành thạo công việc. Vượt qua 2 tháng thử
việc, bạn chỉ chứng tỏ được rằng mình có thể thích nghi với môi tường
doanh nghiệp chứ không có nghĩa là đã làm tốt việc rồi.
Do đó, bạn trẻ đừng vội quan tâm đến chuyện “nhảy việc” với mức thù lao
cao hơn. Khi bạn đã “cứng” tay nghề, đa số nhà tuyển dụng sẽ có cơ chế
đãi ngộ xứng đáng và rất khó tìm người phù hợp với đặc trưng cùa công
ty.Ngoài ra, với sự thành thạo công việc, không khó để bạn có được một
chỗ làm tốt hơn, dù là ở công ty khác hoặc công ty hiện tại. “Một nghề
cho chín còn hơn chín nghề”, có chuyên môn nghĩa là bạn đã có vị thế
trên thị trường lao động.
“Tôi” cái …tôi
Thép cần được tôi luyện, bạn trả cũng cần không ngừng làm giàu thêm trí
thức nghề nghiệp bằng cách cập nhật các kiến thức mới về: yêu cầu chuyên
môn, nhu cầu thị trường lao động. Tham gia vào các diễn đàn nghề
nghiệp, mạng xã hội… trên internet là một cách thức hữu hiệu để bạn trẻ
tạo dựng mối quan hệ cũng được chia sẽ các kiến thức và kinh nghiệm thực
tiễn.
Bên cạnh đó, để làm việc thành thạo, bạn trẻ cần quan tâm rèn luyện các
kỹ năng “mềm” để ứng dụng tốt các kiến thức vào thực tiễn
Điểm mấu chốt là phải nhận biết chính xác các mặt hạn chế của bản thân
vầ quyết tâm cải thiện bằng nhiều cách: tham gia các khóa học,tự nghiên
cứu tư liệu, học hỏi kinh nghiệm từ chính mình và người chung quanh… Sau
mỗi nỗ lực, bạn cần tự nhận xét xem mình đã tiến bộ như thế nào. Có
câu, “hãy làm việc bình thường một cách xuất sắc trước khi làm việc xuất
sắc một cách bình thường”.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét